Tại sao giá dầu thế giới giảm là điều mà mọi người thắc mắc khi bất ổn chiến sự giữa Nga và Ukraine vẫn đang diễn ra. Những thông tin dưới đây của Giaodichdau sẽ là lời giải đáp cho bạn.
Trong 2 quý đầu năm 2022, sự bất ổn về chính trị đã khiến nguồn cung dầu trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều đó được thể hiện qua sự tăng giá liên tiếp của dầu. Cuối năm 2022, bất chấp những hạn chế mới đối với nguồn cung từ Nga, giá dầu vẫn giảm.
Không ít người sẽ thắc mắc tại sao giá dầu thế giới giảm và xu hướng trong tương lai có tăng trở lại không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.
Tại sao giá dầu thế giới giảm?
Nga là một trong những cường quốc xuất khẩu về năng lượng. Việc Nga tuyên bố sẽ ngừng xuất khẩu dầu sang các quốc gia Châu Âu và Mỹ đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn cung và mức giá. Tuy nhiên, hiện nay giá dầu đã giảm là do những nguyên nhân sau:
Nguồn cung của Nga vẫn mạnh
Đã có nhiều lo ngại từ một số nước phương Tây khi khi EU tuyên bố sẽ trừng phạt bất kỳ tàu chở dầu nào chở dầu thô của Nga. Cụ thể là sẽ có sự sụt giảm nguồn cung của dầu và dẫn đến giá dầu tăng. Đồng thời, các chuyên gia phương Tây cũng sẽ chịu thêm ảnh hưởng từ lạm phát và Nga sẽ thu về khoản tiền lớn từ dầu mỏ.
Tuy nhiên, mức giá trần nhằm hạn chế cho dầu của Nga chuyển đến khách hàng và chi phí dầu không tăng quá cao. Các biện pháp khác gắn liền với trần giá mà phương Tây áp đặt cũng đã được thu nhỏ lại. Yếu tố này giúp các nhà giao dịch về dầu yên tâm rằng dòng chảy này sẽ tiếp tục không suy giảm.
⇒ Bấm vào đây để mở tài khoản giao dịch dầu thô tại sàn giao dịch uy tín hàng đầu thế giới
Lệnh trừng phạt của EU lên Nga giảm đi
Lý do này cũng giải thích tại sao giá dầu thế giới giảm. Đó là Mỹ đã thuyết phục được EU bỏ đi bỏ một điều khoản trong lệnh trừng phạt của mình. Nghĩa là quy định cấm các tàu nhận các dịch vụ hàng hải của châu Âu vĩnh viễn chỉ diễn ra trong vòng 90 ngày nếu Nga phá vỡ trần giá.
Bên cạnh đó, Nga cũng đã từ chối thỏa thuận với những người mua muốn sử dụng mức trần. Nhưng giá 60 USD/thùng vẫn đang giúp người mua Châu Á dễ dàng đàm phán được mức giá thấp hơn (theo chia sẻ của các quan chức phương Tây).
Người đứng đầu OilX chuyên theo dõi các chuyển động dầu mỏ toàn cầu – Florian Thaler cho biết: “Hiện nay, nguồn cung của Nga cho thị trường vẫn cao như bất kỳ thời điểm nào trong năm 2022. Mọi sự sụt giảm sẽ chỉ được nhìn thấy rõ ràng hơn sau quý đầu tiên của năm 2023”.
Mức cắt giảm của OPEC+ không quá nhiều
Vào tháng 10/2022, OPEC+ đã tuyên bố sẽ cắt giảm hạn ngạch sản xuất 2 triệu thùng/ngày. Con số này tương đương với khoảng 2% nguồn cung toàn cầu. Người phát ngôn ở Nhà Trắng cho rằng: OPEC+ dường như đang đứng về phía Nga trong cuộc chiến năng lượng toàn cầu. Trong khi đó thì IEA (Cơ quan Năng lượng Quốc tế) cho rằng OPEC+ đã đưa ra quyết định làm nền kinh tế thế giới trở nên khó khăn hơn.
Nhưng khi lạm phát xảy ra thì nhiều người lại thấy quyết định cắt giảm này của OPEC+ là tương đối đúng đắn. Nhờ vậy mà giá dầu bị trượt giá.
Mức cắt giảm thực tế do OPEC+ thực hiện nhỏ hơn so với con số được công bố tại Vienna. Các nhà phân tích cho biết, thay vì 2 triệu thùng/ngày, thì chỉ có tổng số gần 1 triệu thùng bị cắt giảm mỗi ngày trong thực tế. Con số này tuy nhỏ nhưng cũng đủ để giúp nhiều người giảm bớt đi sự bi quan của mình về giá dầu sẽ tăng.
Lạm phát xảy ra
Sau một thời gian lo lắng về sự gián đoạn nguồn cung, các nhà đầu tư đã chuyên mối lo này đến sự suy thoái về kinh tế khi cuộc xung đột giữa Nga và EU đang leo thang. Để kiềm chế lạm phát, các ngân hàng trung ương trong thời điểm này cũng đua nhau tăng lãi suất.
Giám đốc điều hành của Goldman Sachs – David Solomon cho biết: “Khi tôi nói chuyện với khách hàng về dầu, họ có vẻ cực kỳ thận trọng. Nhiều CEO đang theo dõi kỹ càng về các dữ liệu và chờ xem điều gì sẽ xảy ra”.
Tâm lý giảm giá có thể nhìn thấy khi thị trường dầu mỏ chuyển từ trạng thái giá giao ngay cao hơn giá kỳ hạn, thể hiện xu hướng tăng giá (gọi là backwardation) sang trạng thái ngược lại là giá kỳ hạn cao hơn giá giao ngay, thể hiện xu hướng giảm giá (gọi là contango).
Điều này đã khiến các nhà giao dịch thấy rằng: Dường như thị trường đang dư về dầu và đây là một chỉ báo về kỳ vọng suy thoái kinh tế sắp xảy ra. Đây là nguyên nhân thứ hai dẫn đến tại sao giá dầu thế giới giảm.
Mặt khác, nỗi lo về thị trường dầu mỏ đang tập trung vào Trung Quốc và Mỹ bởi vì hai quốc gia này là thị trường tiêu thụ dầu lớn nhất trên thế giới. Theo đó, chính sách Zero Covid của Trung Quốc kèm với nền kinh tế đang suy giảm đồng nghĩa với nhu cầu tiêu thụ dầu của quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới này sẽ giảm đi trong năm nay so với cùng kỳ (Theo IEA). Cho nên, dù nguồn cung dầu của Nga có hạn chế thì nhìn chung, giá vẫn không tăng do nhu cầu không cao như trước.
Một lý do khác có thể giải thích tại sao giá dầu thế giới giảm đó là nền kinh tế Mỹ có khả năng cao sẽ thoát khỏi suy thoái sớm. Trong khi, cơn khát xăng dầu của người dân dường như cũng đã lên đến đỉnh điểm nên với sản lượng cung cấp dầu đó của Nga vẫn không làm cho giá tăng lên thêm.
Mức tiêu dầu vào thời điểm này vẫn đang thấp hơn nhiều so với năm 2020 do đại dịch Covid hoành hành. Hiện nay, tổng nhu cầu dầu của Mỹ hiện vẫn chưa bắt kịp thời kỳ trước Covid.
Tóm lại, có 3 nguyên nhân giải thích được tại sao giá dầu thế giới giảm. Điều này cũng mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng khi không phải chi trả quá nhiều cho mọi chi phí ảnh hưởng do giá dầu tăng cao.
Cách giao dịch dầu hiệu quả
Sau khi biết tại sao giá dầu thế giới giảm, điều mà nhiều nhà đầu tư quan tâm không kém chính là làm sao để giao dịch dầu hiệu quả. Dưới đây là 4 gợi ý cho bạn:
Tìm hiểu kỹ về thị trường dầu
Nắm càng rõ các sự kiện và thông tin ảnh hưởng đến giá dầu sẽ giúp bạn tự tin khi giao dịch. Việc biết tại sao giá dầu thế giới giảm cũng như thế. Những nguồn thông tin bạn tìm hiểu có thể từ sự phân tích của các chuyên gia hàng đầu về dầu mỏ.
Họ có tầm nhìn xa và sâu sắc hơn về các vấn đề. Hơn nữa, họ cũng sẽ cho bạn biết về tâm lý và tâm lý và xu hướng của thị trường dầu mỏ. Nhờ những thông tin này mà bạn sẽ có chiến lược đầu tư hiệu quả.
Luôn theo dõi về biểu đồ giá dầu trong lịch sử
Tại sao giá dầu thế giới giảm hay tăng là điều bạn rất cần quan tâm. Bên cạnh đó bạn cũng nên theo dõi biểu đồ giá dầu trong lịch sử trên các trang web uy tín. Các biểu đồ này sẽ giúp bạn nhìn nhận thị trường rõ ràng và có cơ sở để áp dụng phân tích kỹ thuật. Thông thường, các sàn giao dịch dầu uy tín thường sẽ luôn có những thông tin này để hỗ trợ bạn nắm bắt tình hình về giá.
Đặt ngân sách khi giao dịch dầu
Dù bạn biết tại sao giá dầu thế giới giảm và muốn đầu tư vào thị trường này nhưng hãy phân bổ ngân sách phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn giảm tối thiểu những sự rủi ro. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên chọn công cụ, chiến lược, phân tích dữ liệu và dự báo càng gần với thực tế càng tốt. Cách để quản lý rủi ro khi đầu tư như sau:
- Tỷ lệ mất tiền không quá 3 lần so với tỷ lệ thắng. Muốn thế bạn phải liên tục kiểm soát toàn bộ quá trình giao dịch. Đừng nên quá tham lam.
- Định ra mức độ rủi ro mà bạn chấp nhận được. Theo đó, rủi ro nên không quá 5-6% tổng số tiền mà bạn đã giao dịch. Hơn nữa, mỗi giao dịch chỉ nên dao động từ 1-2% số tiền trong tài khoản của mình.
- Giao dịch một tỷ lệ cố định về số vốn của bạn. Làm như thế thì lợi nhuận sẽ tăng trưởng cao.
- Sử dụng dừng lỗ và chốt lời. Ở mỗi giao dịch, bạn tuyệt đối không nên quên đặt lệnh dừng lỗ và chốt lời. Mặc dù bạn biết tại sao giá dầu thế giới giảm và nó có xu hướng tăng hay giảm ra sao, giao dịch của bạn đang nắm phần thắng nhưng nếu bạn quên điều này thì khả năng mất hết tiền sẽ xảy ra khi dự đoán của bạn bị sai.
- Nên đa dạng hóa rủi ro. Theo kinh nghiệm của giới đầu tư, việc đa dạng các hạng mục đầu tư sẽ giúp bạn bù đắp những khoản lỗ ở một hạng mục nào đó nếu nó xảy ra. Điều này sẽ bảo toàn tổng số tiền đầu tư của bạn.
- Nên kiểm soát cảm xúc khi giao dịch. Giới chuyên gia đã phân tích tại sao giá dầu thế giảm. Bạn thấy rằng đây là cơ hội để tham gia vào thị trường nhưng đừng để cảm xúc hứng khởi này chi phối những quyết định của mình. Bởi thị trường có khả năng đi ngược với kỳ vọng của bạn mà không báo trước.
Chọn chiến lược giao dịch phù hợp cho mình
Các chiến lược giao dịch dầu có thể kể đến như: Swing, Scalping, giao dịch theo trend/ ngược trend, giao dịch trong ngày,… Mỗi chiến lược đều có ưu nhược điểm riêng. Tùy vào mục tiêu mà bạn chọn chiến lược phù hợp cho mình.
Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết được tại sao giá dầu thế giới giảm. Đồng thời có được bí quyết để giao dịch dầu hiệu quả.