Nhựa đường là gì? Trong cuộc sống hàng ngày, có thể chúng ta thấy nhựa đường có mặt khắp nơi, đặc biệt là trong các công trình xây dựng đường sá. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được bản chất và các đặc trưng cơ bản của nó.
Nhựa đường là gì?
Nhựa đường là một trong những thành phần chính của dầu thô hay một số trầm tích tự nhiên. Nó có hình thái lỏng hoặc bán rắn, màu đen, có độ nhớt, thành phần chủ yếu là bitum (một hỗn hợp hidrocacbon có độ sôi cao, cấu trúc phức tạp).
Nhựa đường được tạo ra trong quá trình khai thác và sản xuất dầu thô. Khi đó, từ các chế phẩm mà nhựa đường nguyên gốc sẽ được tạo thành.
Trong tự nhiên, nhựa đường cũng tồn tại ở rất nhiều nơi. Ví dụ như ở đáy sông suối, ao hồ. Thậm chí các mỏ lộ thiên cũng sẽ tìm thấy nhựa đường trong đó.
Mặc dù rất phổ biến, nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa nhựa đường và hắc ín (dầu hắc). Cả 2 chất này đều có chứa thành phần chính là bitum. Tuy nhiên, hắc ín là chế phẩm nhân tạo và nó được tạo thành thông qua quá trình chưng cất, phá hủy những hợp chất hữu cơ. Còn nhựa đường được tạo thành từ quá trình chưng cất dầu mỏ.
Ngoài ra, hàm lượng của bitum trong nhựa đường sẽ cao hơn so với hắc ín. Thuộc tính cơ lý của 2 loại này cũng rất khác biệt. Hắc ín được xem là công nghệ làm đường đời đầu. Tuy nhiên vì đặc tính kém ưu việt hơn nên ngày này chủ yếu sử dụng nhựa đường để thay thế.
Top 5 đặc tính cơ bản chất liệu này
Nhựa đường có rất nhiều đặc tính cơ lý đặc thù:
- Tính ổn định và liên kết chặt chẽ giữa các phân tử. Vì vậy, không khí không thể lọt được vào bên trong của nó.
- Độ bền cao, sử dụng trong thời gian dài
- Kết cấu mềm dẻo, linh hoạt. Thuận tiện trong quá trình vận chuyển, thi công cũng như pha trộn với những chất phụ gia khác.
- Có độ ma sát tốt. Vì vậy sử dụng nhựa đường sẽ hạn chế được khả năng trơn trượt cũng như giảm thiểu độ hao mòn.
- Không thấm nước. Nhờ đặc tính này, nó được ứng dụng rất nhiều trong công nghệ chống thấm công trình.
Họ sản xuất nhựa đường ra sao?
Như đã nói, nhựa đường được sản xuất từ dầu thô. Hiện nay, công nghệ sản xuất nhựa đường chủ yếu bằng chưng cất phân đoạn trong môi trường chân không. Các loại dầu thô được sử dụng chủ yếu là xăng, dầu diesel, naphtha…
Ngoài ra, nhựa đường cũng có thể được sản xuất thông qua quá trình xử lý các thành phần nặng của dầu mỏ. Trong quá trình xử lý này, các phân tử nhẹ hơn nhựa đường sẽ được hòa tan với chất xúc tác butan hoặc propan. Khi kết thúc quá trình này, sẽ thu hoạch được nhựa đường, vốn nặng hơn và lắng đọng ở dưới cùng của bể chưng cất.
Cách phân loại hắc ín
Hiện nay có đến hơn 20 loại nhựa đường sử dụng trong sản xuất xây dựng. Tuy nhiên, dựa vào kết cấu của nó, có thể phân thành 2 nhóm là nhựa đường đặc và lỏng. Mỗi loại sẽ có đặc tính, cách thức sử dụng cũng như ứng dụng khác nhau.
Nhựa đường đặc
Nhựa đường đặc gồm 2 loại chính:
- Nhựa đường đặc bitum, chế tạo từ dầu hỏa
- Nhựa đường hắc ín, chế tạo từ than đá.
Trong đó, nhựa đường bitum được sử dụng rộng rãi hơn. Nguyên nhân vì quy trình chế tạo đơn giản. Sản phẩm này được thu từ dầu mỏ, có màu đen và đặc quánh.
Từ nhựa đường đặc, có thể chế tạo ra nhựa đường lỏng thông qua quá trình phối trộn dầu diesel hoặc dầu hỏa với tỷ lệ thích hợp.
Nhựa đường đặc được ứng dụng chủ yếu để làm bê tông nhựa đường. Đầu tiên, nó sẽ được đun trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Sau đó sẽ trộn với sỏi, đá và cát theo tỷ lệ tiêu chuẩn là sẽ trở thành thành phẩm. Các công trình xây dựng đường sá đều sử dụng loại này. .
Nhựa đường lỏng
Nhựa đường lỏng là sản phẩm được chế tạo từ nhựa đường đặc. Nó cũng có màu đen nhưng ở trạng thái lỏng và có nhiều mức độ nhớt khác nhau, được phân thành 5 cấp độ cụ thể dựa vào điều kiện sản xuất và chế tạo.
Nhựa đường lỏng được chia làm 3 loại nhỏ dựa vào tốc độ đông đặc của nó:
- Đông đặc nhanh
- Đông đặc vừa
- Đông đặc chậm
Chú ý độc tính
Tùy vào điều kiện làm việc, rất nhiều người phải tiếp xúc với nhựa đường hàng ngày. Mặc dù vậy, cần phải tuyệt đối thận trọng vì vật liệu này có độc tính rất cao.
Trong thành phần của nhựa đường có rất nhiều hợp chất phức tạp. Trong đó có 2 hợp chất là benzopyrene và benzo anthracene. Đây đều là những chất có khả năng gây ung thư cực mạnh.
Mặc dù tỷ trọng của chúng trong nhựa đường rất thấp và không thể gây hại khi tiếp xúc qua da, nhưng nếu tiếp xúc hít, ngửi thời gian dài sẽ khiến cơ thể tích tụ độc tố dần dần và tạo nguy hiểm.
Chính vì vậy, nếu phải tiếp xúc với nhựa đường, cần phải có đầy đủ dụng cụ bảo hộ, khẩu trang, bao tay để bảo vệ sức khỏe.
Bên cạnh đó, nhựa đường thường được xử lý ở nhiệt độ cao trên 1000 độ C để tiến hành pha trộn bê tông hay các hoạt chất sản xuất khác. Nếu cơ thể con người tiếp xúc với nhựa đường trong trạng thái này sẽ gây bỏng nặng, tổn thương sức khỏe nghiêm trọng, cần đặc biệt cẩn thận và lưu ý.
3 lĩnh vực chính ứng dụng
Ngày nay, nhựa đường là vật liệu phổ biến và có tính ứng dụng cao trong rất nhiều lĩnh vực:
1# Sản xuất công nghiệp
- Sản xuất ô tô: Nhựa đường được ứng dụng trong sơn gầm ô tô, làm hộp số. Nó cũng là thành phần quan trọng trong hệ thống cách nhiệt, cách âm của ô tô.
- Sản xuất các vật liệu điện: Nhựa đường có thể dùng làm bộ phận cách điện, băng giấy, lõi carbon. Nó cũng được sử dụng để chế tạo vỏ bình ắc quy, tăng tính chống nước cho sản phẩm.
- Sản xuất sơn: Các hợp chất chống thấm, chống bào mòn, chống axit, sản xuất sơn mài, vecni…
2# Nông nghiệp và thủy lợi
Có thể nhiều người không biết, nhưng nhựa đường được sử dụng rất nhiều trong ngành nông nghiệp và thủy lợi nhờ đặc tính chống không khí, chống nước tuyệt vời của nó:
- Tấm chống thấm: Nhựa đường được ứng dụng sản xuất tấm chống thấm cho các công trình đập nước, bảo vệ kè đá, bờ đê, công trình máng thoát nước.
- Dùng làm tấm phủ cho chuồng gia súc và sân kho, hoặc chống thấm cho kênh, vùng tụ nước.
- Ứng dụng trong vật liệu bảo vệ đê ngăn nước, làm tấm chắn sóng biển, làm tấm đệm cho đê bờ
- Có thể sử dụng nhựa đường lỏng để quét lên cây xanh.
- Nhựa đường phòng chống rửa trôi đất khi bão lũ, thiên tai.
3# Xây dựng cầu đường
Đây là ứng dụng quen thuộc nhất và cũng rộng rãi nhất của nhựa đường. Như tên gọi, nó chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất bê tông nhựa đường, ứng dụng để làm đường hoặc lát nền. Ngoài ra, nhựa đường còn có thể:
- Chống thấm và chống ẩm cho các công trình xây dựng: Chống thấm trần, sàn, sân thượng
- Trám chống thấm, trám chống nứt cho các bức tường, van lát tường, chống thấm cho các bề mặt trước khi sơn phủ.
- Xử lý đá ở lòng đường sắt
- Dùng để rải bề mặt sân tennis, sân trượt băng hoặc hồ bơi.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu chi tiết nhựa đường là gì. Hiểu được tầm quan trọng và ứng dụng của nhựa đường, bạn sẽ hiểu được vì sao dầu mỏ lại đóng vai trò quan trọng và nhận được sự quan tâm lớn từ thị trường như thế.
Kết
Gần như quốc gia nào cũng có nhu cầu về dầu mỏ. Để giao dịch sản phẩm này, các bạn có thể truy cập vào Giao dịch Dầu. Đây là địa chỉ đầu tư dầu mỏ an toàn, hiệu quả, uy tín hàng đầu hiện nay, giúp bạn tiếp cận thị trường dầu mỏ quốc tế với số vốn tối thiểu nhất.